Hiện nay thế giới đã hội nhập, Việt Nam đang và sẽ khẳng định được lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường quốc tế. Rất nhiều những sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đã đứng top trên thị trường quốc tế. Nếu bạn là người đang muốn khởi nghiệp làm xuất khẩu. Hoặc bạn đã là người làm xuất nhập khẩu,muốn tìm hiểu về marketing xuất khẩu để thúc đẩy doanh nghiệp của mình phát triển. Hãy đọc bài viết sau.
Bài viết này sẽ tổng hợp các kiến thức về việc làm marketing cho các sản phẩm xuất khẩu từ bước tìm sản phẩm, phân tích, đối thủ, thị trường và triển khai kế hoạch.
Tôi đã từng gặp rất nhiều doanh nghiệp đã đi sai từ khi mới thành lập. Đó là các doanh nghiệp xuất khẩu nhưng lựa chọn mặt hàng có thị trường không đủ lớn. Nên các nỗ lực làm marketing trở nên vô vọng. Hay lựa chọn thị trường sai để rồi mặc dù có rất nhiều inquiry (hỏi hàng) nhưng tỷ lệ conversion gần như không có? Nếu bạn muốn bắt đầu làm marketing xuất khẩu. Đây chính Thì tìm đúng mặt hàng, ngành nghề là bước quan trọng đầu tiên
Bạn cần thống nhất với tôi rằng mặc dù có thể nghiệp vụ xuất khẩu của bạn tốt, nhưng nếu như không am hiểu về sản phẩm bạn sẽ khó có thể thành công.
Tôi có 1 người bạn là trường phòng ops (operations) của một công ty forwarder, có kinh nghiệm cả chục năm về nghiệp vụ xuất khẩu ra mở công ty xuất khẩu riêng. Nhưng đáng tiếc sau chỉ mới 1 năm hoạt động, công ty đã phải đóng cửa bởi quá nhiều vấn đề:
Tất cả các vấn đề trên đều là do bạn đã không thực sự am hiểu về ngành và sản phẩm. Nên tôi khuyên bạn hãy bắt đầu bằng các sản phẩm mà mình am hiểu và có kinh nghiệm nhất.
Ở đây có 2 cấp độ bạn phải hiểu: Đó là lợi thế cạnh tranh của quốc gia và lợi thế cạnh tranh của riêng Công ty bạn.
Nếu bạn trả lời “YES” cho cả 3 phần trên thì đây thực sự là 1 ngành hàng tiềm năng mà bạn cần nghiên cứu tiếp. Nhưng chưa vội bắt tay vào làm ngay nhé. Hãy tiếp tục với các phần tiếp theo
Mặc dù sản phẩm của bạn hội đủ các yếu tố trên: bạn có am hiểu và kinh nghiệm; đây là sản phẩm Việt Nam có lợi thế cạnh tranh so với các nước xuất khẩu khác; Công ty bạn có tiềm lực và lợi thế so với các đối thủ khác tại Việt Nam. Cơ bản là ok, nhưng bạn cần kiểu tra lại xem volume thị trường có đủ lớn hay không.
Sản phẩm của bạn cần có volume đủ lớn, lượng khách hàng đủ lớn và tỷ lệ lợi nhuận có đủ lớn để bạn phát triển công ty hay không. Việc bỏ quá nhiều nguồn lực vào một ý tưởng kinh doanh với thị trường quá nhỏ giống như việc đi trên một con ngõ cụt vậy. Mọi nỗ lực sẽ là vô ích.
Vậy là sau khi đọc được 4 ý trên, bạn đã tìm được đúng sản phẩm cho mình. (Nếu bạn còn cảm thấy quá mông lung, cần 1 số công cụ để đo lường, hãy đọc bài viết chi tiết của tôi TẠI ĐÂY)
Như đã thống kê ở trên, chúng ta có 2 đối thủ chính. 1 là các đối thủ đến từ các quốc gia khác. Bạn cần phải khảo giá, chất lượng sản phẩm và cước vận chuyển của họ. Vấn đề này bạn đã triển khai từ bước lựa chọn sản phẩm rồi, và nó không còn quá nhiều quan trọng ở bước triển khai nữa.
Phần này tôi chỉ nói tới việc nghiên cứu các đối thủ trong ngành, cạnh tranh trực tiếp với bạn tại Việt Nam. Bạn nên tìm top 10 nhà xuất khẩu lớn nhất cho sản phẩm bạn đang làm và liên tục nghiên cứu họ. Đây là các nguồn thông tin bạn có thể dùng để thống kê:
Đây là các thông tin quan trọng bạn cần xem xét (có những thông tin sẽ rất khó để bạn biết, nhưng luôn có cách để làm 1 việc mà. đúng không? 🙂 )
Nếu như ở phần trên, bạn đã được hướng dẫn sơ bộ để tìm hiểu về thị trường xuất khẩu. Bước này bạn cần có các nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa về thị trường của mình.
Bạn cần dựa vào kinh nghiệm cá nhân và các thông kế báo cáo để tìm hiểu về thị trường. Việc hiểu rõ được thị trường mục tiêu của mình khá quan trọng:
Dưới đây là các điều bạn cần tìm hiểu về các thị trường xuất khẩu mà bạn hướng tới:
===> Đôi khi do nguồn lực, do chiến lược, bạn có thể không cần thiết tập trung vào tất cả thị trường hiện có. Với nguồn lực có hạn trong giai đoạn khởi đầu, hãy chọn ra thị trường mục tiêu mà bạn muốn hướng tới. (Đôi khi chỉ có 10% khách hàng hoặc chỉ 1,2 quốc giá đã chiếm 90% tiêu thụ toàn ngành).
Việc tiếp theo để bắt đầu triển khai đó là xây dựng đội ngũ mà bạn cần. Vậy đội ngũ của một công ty xuất nhập khẩu rồi những nhân viên nào?
Dưới đây là những nhân viên cần có trong công ty thương mại xuất khẩu:
Với các doanh nghiệp có đặc thù, không chỉ đơn thuần làm thương mại có thể thêm các vị trí khác theo tình hình cụ thể.
Số lượng mỗi nhân viên cũng tùy từng đặc thù và quy mô danh nghiệp. Bạn hãy cân nhắc dựa vào số lượng công việc phát sinh.
Bài viết đến đây đã khá dài, còn phần triển khai kế hoạch mình sẽ viết riêng thành 1 riêng nhé. Mong được các bạn đón đọc sau. Trong bài viết tới mình sẽ viết về các vấn đề sau trong triển khai kế hoạch marketing xuất khẩu:
Hi vọng bài viết có ích đối với bạn. Chúc các bạn làm việc hiểu quả.